4 lý do khiến Trung Quốc 'thua kém' Mỹ trong cuộc đua AI
Ngày 5.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông hung hăng, chặn đầu xe, đập nát kính chắn gió ô tô tại đoạn đường đông người qua lại.Cụ thể, đoạn clip dài hơn 1 phút, ghi lại cảnh người đàn ông chạy xe máy chở người phụ nữ, bất ngờ chặn đầu một ô tô, xung quanh có rất đông phương tiện qua lại.Người đàn ông rời khỏi xe máy, chửi rồi đấm liên tiếp vào kính chắn gió ô tô. Thấy không phá được ô tô, người này nhặt cục đá đập nhiều lần làm nát kính chắn gió.Chưa dừng lại, người đàn ông dùng tay kéo kính ra rồi ném cục đá lớn vào bên trong ô tô. May mắn tài xế đã tránh được. Sau khi đập phá ô tô, người đàn ông rời đi. Ảnh hưởng từ vụ việc làm giao thông qua khu vực này bị gián đoạn.Qua xác minh, vụ việc xảy ra trên đường Lũy Bán Bích (Q.Tân Phú), khoảng 14 giờ 30 ngày 4.1.Liên quan vụ chặn đầu xe đập nát kính ô tô, Công an Q.Tân Phú và lực lượng CSGT - trật tự đã nắm được thông tin, đang xác minh, mời những người liên quan đến trụ sở để làm rõ.Chủ tịch NutiFood Trần Thanh Hải : Khát vọng viết lại câu chuyện cà phê Việt
Người dân phản ứng vì lo sợ việc khai thác cát sạn dưới lòng sông sẽ khiến nhà cửa của những hộ dân sống gần mép sông bị đe dọa bởi sạt lở. Chưa kể, có hơn 40 hộ dân ở đây sinh sống bằng nghề cào hến trên sông từ hàng chục năm qua cũng đối mặt với khó khăn.Cát sạn trên sông Con có chất lượng rất tốt nên nhiều năm qua trở thành tâm điểm chú ý của các DN khai khoáng. Chỉ khoảng 60 km, lòng sông vốn khá hẹp, nhưng hiện nay sông Con có hàng chục DN được cấp phép khai thác cát sạn. Hoạt động khai thác cát sạn khiến đất nông nghiệp hai bên bờ sông bị sạt lở, mực nước trên sông bị tụt sâu khiến nhiều trạm bơm lắp máy bơm chìm bị mất tác dụng, nhiều năm qua không thể lấy được nước tưới.Hoạt động khai thác cát sạn phải tuân thủ theo quy trình cấp phép. Tuy nhiên, việc giám sát khai thác của chính quyền và cơ quan chức năng là không thể liên tục khi hoạt động khai thác diễn ra cả ngày lẫn đêm. Việc DN lợi dụng khi không có kiểm soát để hút cát sạn sát bờ đã gây ra sạt lở, làm biến đổi dòng chảy của sông. Năm 2024, sông Con chỉ đón một vài đợt lũ nhỏ, không có lũ lớn như các năm để mang cát phù sa về.Khi làm thủ tục cấp phép khai khoáng phải lấy ý kiến của cư dân địa phương và đánh giá tác động môi trường. Trong hồ sơ cấp phép thể hiện có sự đồng ý của người dân, nhưng thực tế thì ngược lại, người dân ở nhiều khu vực có mỏ cát không đồng ý khi DN được cấp phép khai thác.Năm 2022, tỉnh Nghệ An phải đình chỉ hoạt động khai thác quặng thiếc ở một mỏ thiếc lớn tại H.Quỳ Hợp vì hoạt động khai khoáng gây ra sụt lún đất hàng loạt, đe dọa sự an toàn của người dân. Rõ ràng, bài học đánh giá tác động môi trường, lấy ý kiến dân cư theo kiểu "làm cho có", không tuân thủ nguyên tắc sẽ phải trả giá bằng hệ lụy nặng nề cho người dân và cả chính DN.
Đặng Văn Lâm chơi rất ấn tượng, CLB Thanh Hóa bị cầm chân trên sân nhà
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Cục Giám sát, quản lý bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bancass) và nội dung liên quan tại Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir.Năm 2023, công ty triển khai bán, phát hành hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) mới thông qua 2 tổ chức tín dụng gồm: Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) và Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam (MAFC).Trong năm 2023, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua tổ chức tín dụng là 58,65 tỉ đồng. Trong đó, phí bảo hiểm nhân thọ tử kỳ khai thác qua MAFC là 31,7 tỉ đồng; phí bảo hiểm liên kết chung khai thác qua VAB là 26,85 tỉ đồng.Tính đến ngày 31.12.2023, đối với kênh khai thác qua VAB, có 164 HĐBH khách hàng đề nghị hủy trong thời gian cân nhắc (21 ngày), tương ứng tỷ lệ 0,8% tổng số HĐBH khai thác mới; 41 HĐBH khách hàng yêu cầu hủy trong năm thứ nhất của hợp đồng, tương ứng tỷ lệ 0,2% tổng số HĐBH khai thác mới.Trong kết luận thanh tra, điểm rất đáng chú ý là năm 2023, Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir đã phát hành 18.018 HĐBH nhân thọ tử kỳ bảo vệ thu nhập gia đình qua đại lý bảo hiểm tổ chức là MAFC.Qua thanh tra chọn mẫu, có 213 cá nhân thuộc đại lý tổ chức (MAFC) thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm (tư vấn, chào bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng) nhưng chưa được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm, không đủ điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định. Tổng doanh thu phí bảo hiểm mà 213 cá nhân này khai thác được là hơn 494,5 triệu đồng, hoa hồng đại lý bảo hiểm tương ứng là 135,83 triệu đồng.Về chi phí cho đại lý bảo hiểm liên quan đến hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khoản chi chưa thực hiện đúng quy định.Cụ thể: 5,79 tỉ đồng công ty hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với khoản "Phí tiếp cận" chi trả cho VAB; 850,83 triệu đồng chi thưởng cho 25 cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm tổ chức VAB không trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, không đủ điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm.Ngoài ra, công ty còn hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 đối với chi phí thưởng cho các cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm tổ chức là VAB (hình thức chi trả bằng tiền) với tổng số tiền là 404,69 triệu đồng chưa đúng quy định.Đoàn thanh tra cũng chỉ ra, doanh nghiệp này đã hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 đối với các khoản "Chi quản lý đại lý", "Thưởng hàng năm" cho đại lý bảo hiểm tổ chức VAB với tổng số tiền 2,31 tỉ đồng chưa đúng quy định.Tương tự, theo kết luận thanh tra, công ty hạch toán chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 đối với các khoản "Chi hỗ trợ tham gia đào tạo nâng cao kiến thức đại lý" và "Chi hỗ trợ quản lý" cho đại lý bảo hiểm tổ chức (MAFC) với tổng số tiền lên tới 116,40 tỉ đồng chưa đúng quy định.Từ kết quả thanh tra, Đoàn thanh tra kiến nghị Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với các khoản chi phí chưa phù hợp quy định pháp luật về bảo hiểm nêu trên (bao gồm cả khoản chi hoa hồng 135,83 triệu đồng cho 213 cá nhân thuộc đại lý của MAFC chưa được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhưng vẫn thực hiện tư vấn, chào bán sản phẩm). Tổng số tiền là 122,48 tỉ đồng.Đối với các khoản chi có nội dung, tên gọi, cách thức chi trả, hồ sơ chứng từ và tài liệu tương tự như các khoản chi nêu trên thuộc các kỳ kế toán liên quan, đề nghị công ty rà soát, thực hiện theo đúng quy định pháp luật, báo cáo cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền, không phân bố các chi phí do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả, hạch toán không đúng theo quy định pháp luật vào các quỹ chủ hợp đồng.Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị Tổng giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir thực hiện rà soát, tăng cường công tác quản lý việc triển khai bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kiểm soát tình trạng hủy hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm, an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm...
Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh - Đồng hành sức khỏe mọi nhà
Theo báo Ukrainskaya Pravda đưa tin hôm 4.2, các tướng lĩnh Ukraine được cho là đang tìm cách chuyển khoảng 50.000 quân nhân sang bổ sung cho lục quân nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng ở tiền tuyến.Con số này thể hiện mức tăng đáng kể so với ước tính trước đó được công bố vào tháng trước.Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi đã thừa nhận khó khăn trong việc huy động tân binh, sau khi một phi công Ukraine phàn nàn rằng hàng chục chuyên gia lành nghề từ không quân đang được tái điều động sang bộ binh. Kyiv ước tính có khoảng 500.000 người đang trốn quân dịch và hơn 100.000 lính nghĩa vụ đã đào ngũ.Các kênh truyền thông Ukraine trước đây đưa tin tướng Syrskyi đã ra lệnh điều động khoảng 5.000 quân nhân từ không quân sang bổ sung cho lục binh.Tuy nhiên, bài báo mới trên tờ Ukrainskaya Pravda tuyên bố ông Syrskyi đã ban hành kế hoạch rộng hơn liên quan tất cả các binh chủng. Mục tiêu là điều chuyển 50.000 quân nhân sang lực lượng lục quân. Theo bài báo, con số này tương đương khoảng 20% số quân Ukraine đang bố trí ở tiền tuyến.Sau khi xung đột với Nga bùng nổ vào năm 2022, các chỉ huy quân đội Ukraine đã triển khai ngày càng nhiều tài xế, đầu bếp và nhân viên y tế ra tuyến đầu để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự.Tuy nhiên, hoạt động này cũng dẫn đến việc dùng người sai mục đích, vì một số sĩ quan có thể lợi dụng điều này như một hình thức kỷ luật không chính thức hoặc một cách để loại bỏ các mối đe dọa đối với quyền lực hoặc hoạt động tham nhũng của chính họ.Việc điều động này còn gây ra phản kháng từ chính binh lính. Bài báo dẫn lời một chỉ huy lữ đoàn kể rằng khi ông muốn cử 30 thành viên từ một đại đội tình báo đến tăng cường cho một vị trí yếu kém, thì 3 người từ chối và 27 người còn lại đào ngũ.Các tướng lĩnh tìm cách điều sang lực lượng bộ binh các thợ lặn, nhân viên hành chính và những binh sĩ không thiết yếu trong việc vận hành các tổ hợp phòng không do phương Tây cung cấp như Patriot.Ukrainskaya Pravda bình luận rằng những biện pháp như vậy có khả năng làm suy yếu năng lực của các binh chủng.Vào tháng 7.2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt nhân lực cuối cùng sẽ gây ra gây thiệt hại nặng cho quân đội Ukraine trong một cuộc xung đột kéo dài. Ông cho biết không có lượng vũ khí nào do phương Tây viện trợ có thể bù đắp được cho những tổn thất mà lực lượng Ukraine phải gánh chịu.